Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Vì sao Hồi đồng thẩm phán TANDTC xử tái thẩm ông Nguyễn Thanh Chấn?

Phương Hà

Đã nghĩ vụ ông Nguyễn Thanh Chấn có quá nhiều bài viết và phân tích sâu sắc về các khía cạnh pháp lý qua việc áp dụng hình thức tái thẩm đối với ông Chấn là sai Nhưng quá nhiều cuộc điện thoại của đồng nghiệp đồng môn cứ hỏi “ông ơi vì sao hội đồng thẩm phán TAND TC lại làm như thế? Hai ông Trần Văn Độ thay mặt ngành tòa án, Ông Nguyễn Hòa Bình thay mặt ngành kiểm sát trả lời công khai trước báo giới chạnh lòng xin viết thêm vài dòng hầu quý vị độc giả đồng thời cũng thay cho việc trả lời nhưng câu hỏi trên.

Về học thuât cũng như lương tâm trách nhiệm của người làm nghề công tố cũng như xét xử hẳn ai cũng biết việc kháng nghị tái thẩm và xét xử chấp nhận kháng nghi tái thẩm hủy hai bản án sơ phúc thẩm của tòa án nhân đân tỉnh Bắc Giang, Tòa phúc thẩm 1 tòa án nhân dân tối cao, tuyên tạm đình chỉ việc thi hành án chung thân của ông Nguyễn Thanh Chấn để điều tra xét xử lại là SAI, sai từ Viện (VKSNDTC) sang TÒA ( TAND TC). Nhưng vì sao sai thì chỉ những người trong cuộc người quyết định bản án mới biết rõ sự tình. 

Trước hết có lý do cho rằng: Xin trích dẫn ý kiến của Ông Ts Dương Thanh Biểu nguyên phó viện trưởng VKSND TC có thời gian phụ trách mảng kiểm sát xét xử phúc thẩm trả lời báo Tiền phong : “Khi xem xét trách nhiệm trong việc để xảy ra oan cho ông Chấn trước hết thuộc trách nhiệm các cơ quan pháp luật ở cấp sơ thẩm như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án tỉnh Bắc Giang. Đối với cấp phúc thẩm, thì Tòa phúc thẩm TAND Tối cao là cơ quan tuyên án phúc thẩm đối với ông Chấn nên phải chịu trách nhiệm chính.

Đối với trách nhiệm của Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm thì cần xem xét trong quá trình xét xử phúc thẩm, quan điểm của Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm đối với vụ án này như thế nào? Ví dụ: Vụ án được xét xử phúc thẩm do có kháng cáo và quan điểm của Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm xác định ông Chấn không phạm tội nhưng Tòa phúc thẩm kết luận ông Chấn có tội thì trong trường hợp này, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao phải chịu trách nhiệm”

Vậy lý do thứ nhất do lách luật để không buộc trách nhiệm cho Tòa phúc thẩm TANDTC cho nên Viện và Tòa tối cao đã chọn phương án này.

Vậy lý do thứ hai là gì đó là nhận thức vì những bản án ở mức độ này đều được thông qua người lãnh đạo cao nhất của ngành đó là hai ông Trương Hòa Binh chánh án TATC và Nguyễn Hòa Bình Viện trưởng VKSNDTC hai ông này vốn dĩ đều là cán bộ thuộc nền tư pháp “Tam quyền phân công” xuất thân từ nghành công an nền việc áp dụng pháp luật tố tụng trong KSXX và XX các ông không lãnh hội được chân lý trong việc Tái thẩm, hay giám đốc thẩm là đúng đắn về pháp luật. Họ đã để cấp dưới qua mặt. (???)

Nên nhớ rằng bản án của HĐTP tòa án tối cao là bản án cuối cùng do vậy không có cách nào để sửa chữa việc sai này được nữa. Có thể khẳng định Viện kháng nghị sai, HĐTP xử sai, nếu Quốc hội có giám sát thì cũng chẳng có cách nào giải quyết.

Làm pháp luật trước tiên phải có tâm như Bác Hồ từng dạy “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” Phải đặt tính thương tôn pháp luật lên trên hết, phải đau nỗi đau của người bị tù như người xưa nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”

Nếu đặt pháp luật lên trên, đau nỗi đau oan thấu trời xanh mười năm của ông Nguyễn Thanh Chấn chắc rằng ông Chấn đã được tuyên vô tội và các cơ quan pháp luật phải xin lỗi và đền bù một phần thiệt hại mà ông phải gánh chịu trong mười năm qua.

Có lẽ phải cảm ơn một người đó là bị can Lý Nguyễn Chung người đã dũng cảm nhận tội “giết người”. để ông Chấn có ngày hôm nay.

Nguồn: Quê Choa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét