Đất Việt - Hợp tác với Nhật dễ phòng chống tham nhũng hơn, lại dễ tránh hiện tượng dự án làm mãi không xong như đường sắt trên cao.
Trung Quốc toàn mang sang công nghệ rác
Sau khi Đất Việt đăng tải loạt bài viết "Trung Quốc muốn làm tàu điện ngầm: Hết cửa ở Hà Nội?", "Hà Nội mời Nhật làm tàu điện ngầm: Vẫn lo Trung Quốc?", đã có hàng trăm lượt bình luận thể hiện quan điểm của độc giả về sự việc trên.
Trước quyết định của Hà Nội không lựa chọn nhà thầu Trung Quốc để làm tuyến tàu điện ngầm cho thành phố, độc giả có tên Lão Già bình luận: "Đồng ý là Trung Quốc phần nào cũng đã tiếp cận được trình độ công nghệ của thế giới nhưng những thứ họ mang sang Việt Nam toàn là công nghệ rác, nên phải tránh xa".
Đồng tình quan điểm, độc giả có tên Mình và Ta cho rằng, Trung Quốc kỹ thuật đã không cao siêu nhưng lại thiếu thành tâm, thiếu trách nhiệm.
Nên điểm lại lịch sử Trung Quốc chưa làm được công trình nào cho Việt Nam ra tấm ra miếng, trong khi Liên Xô để lại các công trình để đời: sông đà, khai thác dầu khí, thủy điện, cầu cống, khai khoáng... ngay như Cuba còn để cho chúng ta di sản: khách sạn, làm đường, y tế...
"Vấn đề là quan hệ phải mang tính xây dựng, thật thà mong cho bạn phát triển. Giấu võ nhưng phải hiểu võ ngày càng tinh nếu được luyện, chán không ai thèm mời thì võ vào niêu.
Còn chúng ta phải cầu thị, kỹ sư thất nghiệp, chọn lao động ở chợ người vào trí trá để dễ kiếm ăn thì muôn đời tăm tối", độc giả này nói rõ.
Cũng có nhiều độc giả cho rằng, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông còn đang treo lơ lửng chưa biết khi nào đưa vào hoạt động, vốn đầu tư cao chót vót, vậy tại sao phải đi theo vết xe đổ.
Chỉ trong trường hợp chọn Trung Quốc cũng được nếu như không đủ tiền dùng công nghệ tiên tiến hơn, chất lượng hơn của các nước phát triển. Tuy nhiên có giải quyết được vấn đề giá ban đầu thì rẻ, sau mới đội vốn lên gấp đôi, gấp ba như trước không rồi lại phải vay thêm vốn họ với lãi suất cao hơn?.
Vấn đề bảo dưỡng, bảo hành như thế nào,nếu có vấn đề gì về lỗi kỹ thuật họ có chịu trách nhiệm không? Họ có cam kết sử dụng nhân công của Việt Nam hay chỉ đưa người Trung Quốc sang thi công để thu ngoại tệ về nước họ không...?.
Ủng hộ Nhật Bản, thích nhà thầu của châu Âu
Đặc biệt, trước thông tin Hà Nội lựa chọn nhà thầu Nhật Bản, độc giả Tiếng dân nói rõ: "Ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản làm và đầu tư tại Việt Nam... Dù sao tiêu chí doanh nghiệp Nhật chất lượng, tiết kiệm và thân thiện môi trường là trên hết, tiếp đó không có các công nghệ lạc hậu...Dù đắt hơn của Trung Quốc nhưng tính an toàn và ổn định hơn nhiều lần so với Trung Quốc.
Mặt khác, độc giả Gà Cồ thì lại cho rằng, hợp tác với Nhật dễ phòng chống tham nhũng hơn, lại dễ tránh hiện tượng dự án làm xong cứ hỏng đi hỏng lại, như ống nước Sông Đà.
Hơn nữa, theo độc giả Lê Văn Lãng, Trung Quốc cũng chỉ học công nghệ của Nhật, họ phát triển kinh tế cũng dựa trên công nghệ của Nhật, hợp đồng và thi công thì không nghiêm túc, hay dùng chiêu bài này nọ để đội vốn, tiếp tay cho tham nhũng, phá hoại.
Tất nhiên họ cũng được hưởng lợi mà công trình thì không bảo đảm, đó là bản chất, ý đồ của họ. Trong khi Nhật Bản là nước tiên phong phát minh ra công nghệ và đặc biệt họ rất nghiêm túc trong hợp đồng và thi công, giá lúc đầu nghe có vẻ là đắt nhưng kết quả cuối cùng là công trình rất bảo đảm, không đội vốn, so ra với công nghệ mà ta được sở hữu cộng với thời gian thi công nhanh và độ bền của sản phẩm thì chắc chắn sẽ là rẻ hơn Trung Quốc.
Đưa ra đề xuất, độc giả Vinh Phú chỉ rõ: "Để giảm nguy cơ đội vốn thì nên chọn hình thức EPC để mời thầu, trừ các trường hợp thay đổi do chủ đầu tư yêu cầu khác so với thiết kế được duyệt hoặc do các tai nạn, thiên tai khách quan thì sẽ có điều chỉnh hỗ trợ.
Còn lại thì khi đã bỏ thầu thì phải làm xong trong mức giá đó nếu không sẽ bị phạt hợp đồng".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét