Trước hết tôi lật lại hồ sơ mà thấy bàng hoàng, đó là đặc sản chung của đội ngũ lãnh đạo các tập đoàn kinh tế quốc doanh nhà nước đều là đảng viên đảng cộng sản VN, như các tập đoàn PetroVietNam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam); EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam); Vinacomin (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam); Vinachem (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam); Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Vinashin; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines),… đây là những gương mặt mốc tiêu biểu cho những “quả đấm thép vina” đang chất lên núi nợ quá lớn và thua lỗ quá nặng tích lũy nhiều chục năm, dùng rằng về lý thuyết các tập đoàn kinh tế quốc doanh này được nuông chiều vốn đầu tư và tài nguyên quốc gia rất lớn là có khi lớn hơn cả vốn liếng ban đầu các “Keiretsu” của Nhật Bản đã bị khủng hoảng trước đó, các “Chaebols” Nam Hàn…
Nhưng kết cục các đại tổng công ty quốc doanh nhà nước VN đều gây ra lỗ lã khi thò đầu ra ngoài đầu tư hay liên doanh với các đối tác nước ngoài.
Đó là ban lãnh đạo các “quả đấm thép vina” rất kỳ dị theo đúng phong cách “nền kinh tế thị trường được định hướng XHCN”. Đó là tôi lấy tiêu biểu hình mẫu cái tập đoàn PetroVietNam này kinh doanh đa ngành dàn trải rất lớn từ kinh doanh dầu khí, lấn qua kinh doanh dịch vụ, thương mại, tài chính, bảo hiểm ngân hàng, đầu tư chứng khoán,…và thua lỗ tan hoang chất lên đống nợ rất cao mà nó sẽ gửi qua gánh nợ công cho toàn dân trả nợ thay dù có cả yểm trợ Viện Dầu khí Việt Nam, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Trường Cao đẳng nghề Dầu khí, rồi được Bộ Công thương yểm trợ với các “cây đại thụ về kinh doanh và kinh tế giỏi nhất của đảng tung vào ban quản trị hội đồng công ty, cho đến CEO các tổng giám đốc, phó tổng giám đốc,…còn được yểm trợ chọn lọc người điều hành hay nhân sự từ viện nghiên cứu và mấy chục cái trường đại học do Bộ Công thương làm chủ quản, họ còn được yểm trợ cao hơn nữa từ những cái đầu đỉnh cao nhất lấy từ Viện Nghiên cứu Chiến Lược, Chính Sách Công nghiệp, Viện Nghiên cứu Thương mại,….nhưng kết cục đều thất bại bàng hoàng.
Làm sao mà không thất bại khi ta thấy đó. Cụ thể, lãnh đạo công ty này với chức danh khá đặc sản trong đội hình chiến đấu dưới sự chỉ huy của các tướng quân là các tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, hay các CEO của họ như họ bố trí sơ đồ một ông bà Chủ tịch lãnh đạo như
Chủ tịch: Nguyễn Vũ Trường Sơn thì dưới nữa có 5 Ủy viên lãnh đạo
1. Ủy viên: Phạm Xuân Cảnh
2. Ủy viên: Phan Đình Đức
3. Ủy viên: Đinh Văn Sơn
4. Ủy viên: Phan Ngọc Trung
5. Ủy viên: Nguyễn Tiến Vinh
Tất cả đều là đảng viên của đảng cộng sản, học vấn rất cao như tiến sĩ khai thác dầu khí, kiêm thạc sĩ QTKD, thạc sĩ tài chính, kể cả tiến sĩ tài chính.
Rồi ban giám đốc thì có 1 Tổng giám đốc theo đuôi nữa là có đến 7 Phó Tổng Giám đốc,….mà các tổng và phó đều trùng nhau trong nghiệp vụ điều hành công ty.
Kết cục nó chuốc thất bại là điều dễ hiểu như đã thấy từ việc đầu tư trong nước đến nước ngoài đều thất bại mà còn bại hoại đáng ghê tởm.
Hãy nhớ rằng, bộ máy bố trí của các công ty đa quốc gia họ sẽ có nhân lực ban lãnh đạo như sau khi đầu tư toàn cầu hay trong nước liên quan đến dầu khí hay lĩnh vực khác nhất là dầu khí thì nó liên quan đến nghiệp vụ tài chính rất cao, bởi vì giá dầu neo vào tỷ giá đồng USD, vì giao dịch dầu lửa được định giá bằng đồng $ thì đòi hỏi phải có nhân sự lãnh đạo công ty như sau:
Chủ tịch và Giám đốc điều hành (Chairman & Chief Executive Officer)
Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (có thể là chuyên gia kế toán tài chính)
Phó chủ tịch điều hành và Giám đốc Tài chính (có thể là chiến lược gia phân tích tài chính chính)
Hoặc có thể Phó Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên và Kế toán trưởng (Vice President, Controller and Chief Accounting Officer)
Phó chủ tịch điều hành – Vai trò Phát triển sản phẩm và kiêm vai trò Giám đốc kỹ thuật
Phó chủ tịch điều hành – Tiếp thị toàn cầu, Bán hàng và Dịch vụ, hay Quan hệ Đầu tư
Quan trọng luôn đi kèm một một nhân vật Phó chủ tịch điều hành và Giám đốc Tài chính,….như việc phải có Giám đốc trong việc giám sát các chiến lược quản lý tài chính và “rủi ro về tỷ giá hối đoái”, hay “foreign currency exchange rate risk”, kể cả phân tích “rủi ro về lãi suất” (interest rate risk),… để phân tích ngoại tệ liên quan đến việc mua, bán và tài trợ bằng đơn vị tiền tệ nước khác với các đồng tiền ban đầu mà mình bỏ tiền ra đầu tư. Bởi vì hãy nhớ rằng dầu khí thì neo vào tỷ giá đồng USD, nếu biến động tỷ giá hối đoái thì nó có thể tác động đến trong kết quả hoạt động kinh doanh, và đầu và có thể ảnh hưởng rất lớn tới công ty dù giá dầu thô có tăng giá mạnh cũng sẽ bị lỗ nặng nếu tỷ giá hối đoái biến động mà không biết phân tích để đầu tư chặt chẽ để dựng bức tường chống lại biến động tỷ giá hối đoái và lạm phát,…
Ngoài ra biến động về lãi suất còn gánh chịu rủi ro tổn thất thị trường tài chính tác động do bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về lãi suất liên quan đến các nghiệp vụ tài chính chủ yếu là nợ (lãi suất tỷ giá hối đoái vay nơ), hay các nghĩa vụ thuê hoặc vay vốn ngoại tệ, thậm chí lãi suất đồng USD có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến doanh thu về đầu tư vào dầu khí
Chủ tịch, hay Phó Chủ tịch Chuyên gia kinh tế cao cấp có khả năng phân tích dự đoán kinh tế, vì dầu khí dễ bị bay hơi bởi tổn thất kinh tế tác động lên giá dầu thô sụt giá hay tăng giá, hay tỷ giá hối đoái bứt neo như trường hợp Venezuela bị bứt neo đồng tiền Bolívar và lãnh đòn lạm phát khiến cho PetroVietNam lỗ nặng tỷ đô và bỏ của chạy lấy người còn không kịp.
Đối với tập đoàn PetroVietNam mấy năm trước họ đặt chân tới Venezuela thì tôi đã mỉa mai và dự một công ty ở Đông Nam Á này sẽ bán lại tài sản là điều dự báo trước, vì nhìn tác phong và nghiệp vụ của họ khi tôi còn đang tư vấn cho Exxon Mobil Corp (NYSE: XOM). Hiện nay Công ty đang thăm dò ở mỏ dầu “Cá voi xanh” tại VN; ConocoPhillips (NYSE: COP),….đầu tư bên xứ Venezuela. Rồi sau ấy gần đây tôi mỉa mai cái ông Đinh La Thăng từng làm Tổng quản trị CEO cái đại công ty PetroVietNam này với đầu óc bé hạt tiêu hay mơ chuyện vĩ cuồng.
Đó là tôi trích dẫn lại vài đoạn: “đó là PetroVietnam bị lãnh đòn “lạm phát và tỷ giá hối đoái” khi tưởng khôn mà đòi làm đối tác chiến lược của công ty dầu khí nhà nước Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) của Venezuela. Các dự án đối tác vĩ cuồng này của PVN tại Venezuela khi đó còn nhân vật cao cấp Phó Giám đốc PVN – Nguyễn Xuân Sơn, và ông Nguyễn Xuân Sơn sau đấy leo lên chức CEO Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN – PetroVietnam, và ông này đã bị bắt,…
Tại xứ Venezuela này trước ấy cũng có đại gia dầu khí Malaysia Petronas cũng co cẳng chạy trước khỏi dự án Petrocarabobo trong tháng 09/2013. Đấy là thời điểm giá dầu lửa tăng cao $ 90 – 100 / thùng, còn bây giờ nó chỉ còn 1/3 giá trị, thứ nữa dầu thô của Venezuela là loại chua nặng rất khó lọc và thường bán với giá thấp hơn thị trường thì PetroVietnam có gì tưởng khôn hơn người khác.
Hãy nhớ rằng trong kinh tế, phân tích rủi ro tài chính là tối quan trọng đặt lên hàng đầu, đó là các xứ sản xuất và xuất khẩu dầu lửa, họ duy trì tỷ giá hối đoái cố định để bảo hiểm rủi ro cho các nhà đầu tư, thì hiện nay chỉ duy nhất Saudi Arabia và các nước Vùng Vịnh giàu có mới đủ khả năng duy trì nó. Cụ thể Saudi Arabia giữ tỷ giá cố định 1 USD = 3.75 Saudi Riyal, trong khi Venezuela giữ tỷ giá của họ theo đồng Venezuelan Bolívar là 1 USD = 6,3 VEF, như Venezuela có gì để giữ được tỷ giá khi nợ nước ngoài toàn là vàng, USD, EUR, dự trữ ngoại tệ mỏng, tuy có dự trữ vàng lớn nhưng không đủ nội lực để giữ tỷ giá.
Thứ nữa tại Venezuela còn có các đại gia, đại công ty dầu khí khổng lồ của Mỹ là Exxon Mobil (Dow Jones, NYSE: XOM), Chevron Corp (Dow Jones, NYSE: CVX), ConocoPhillips (NYSE: COP), PetroChina, tức CNPC (NYSE: PTR), Sinopec (NYSE: SNP), CNOOC (NYSE: CEO), tức là các công ty dầu khí TQ đều đang niêm yết giá chứng khoán tịa sàn NYSE, và có dự án làm ăn mờ ảo và mờ ám, là khai thác dầu xứ Venezuela rồi bán lại cho các đại công ty Mỹ Exxon Mobil, Chevron,… có công nghệ cao để lọc dầu thành phẩm nhằm giảm chi phí, rồi bán ra thị trường kiếm lời thay vì chở về TQ tiêu thụ không có lời.
Rồi các dịch vụ tư vấn tài chính và chuyển đổi tỷ giá cho các công ty TQ thì có cả cái tổ hợp ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS) cũng mờ ảo và mờ ám tham gia gọi là “rửa tiền hợp pháp” và tư vấn rủi ro tỷ giá hối đoái.
Ngẫm lại PetroVietnam với cái đầu bé hạt tiêu mà không sạch vốn là may rồi, nếu là công ty tư nhân thì chắc chả còn cái quần mặc trên người để về nước. Nên nhớ PetroChina, CNPC, Sinopec, Exxon Mobil,… là chủ nợ hàng tỷ USD của Venezuela, ngay cả đại gia dầu khí Malaysia Petronas, Gazprom (MCX: GAZP) của Nga còn bỏ chạy thì nói gì PVN này nhỉ ?”,….
(*) Lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước VN đọc hồ sơ rất buồn cười là đôi khi cả từ Tổng quản trị CEO cho tới hàng tá cấp phó thì trình độ nghiệp vụ đôi khi y như nhau nào là kỹ sư, tiến sĩ rồi thạc sĩ gì đó mà trùng lặp không có chuyên môn từng nghiệp vụ để phụ trách từng mảng đầu tư thì chuốc thất bại là không có gì phải khó hiểu cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét