(NQL) Các công ty Nhật Bản đang mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở khu vực CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam)
Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế Nhật Bản đã bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ tăng trưởng GDP thấp. Để phục hồi nền kinh tế, các công ty Nhật Bản đã liên tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, xu hướng này đã dần thay đổi. Nguyên nhân là do nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu suy giảm, khiến cho thị trường đông dân này trở nên kém hấp dẫn. Sự nhạy cảm về một số vấn đề chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản; cùng một số lý do khác khiến các công ty Nhật Bản đã bắt đầu chuyển vốn đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, khu vực mà họ mong đợi sẽ thấy được vô số cơ hội mới từ việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Thế nhưng, do đặc điểm đa văn hóa của khu vực, các công ty Nhật Bản đã phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau ở khu vực này.
Theo một cuộc điều tra vào năm 2016 của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) về điều kiện kinh doanh của các công ty Nhật Bản ở Châu Á và Châu Đại Dương, các công ty Nhật Bản nhận thấy “tăng lương” và “chất lượng nhân viên [người bản địa]” là những vấn đề mà họ đang đau đầu.
Ngoài ra, các công ty Nhật cũng phải đối mặt với một số khó khăn ở các nước Đông Nam Á mới nổi như Myanmar, Lào và Campuchia do cơ sở hạ tầng kém phát triển. Để giải quyết những vấn đề này, các công ty Nhật Bản cần có những cam kết dài hạn cũng như thiết lập các chiến lược xuyên biên giới.
Các công ty Nhật Bản đang mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở khu vực CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam)
Tính đến năm 2015, đã có 11.328 công ty Nhật Bản mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á. Thái Lan là quốc gia có số lượng các công ty Nhật Bản lớn nhất với 4.788 (chiếm tỷ lệ 30.4%), tiếp theo là Singapore 2.821 (chiếm tỷ lệ 17.9%), và Việt Nam 2.527 (chiếm tỷ lệ 16.0%). Theo lĩnh vực, 43,5% (4,925 công ty) trong tổng số này là sản xuất; buôn bán chiếm tỷ lệ 24,9% (2.825 công ty).
Trong năm 2016, Nhật Bản đã chi 2.7 tỷ USD cho các thương vụ M & A (sáp nhập và mua lại) tại khu vực Đông Nam Á, giảm 4,5 tỷ USD so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là vì có ít hoạt động M & A tại Singapore, Indonesia và Thái Lan.
Đặc biệt ở Thái Lan, giá trị các thương vụ M & A của công ty Nhật Bản đã giảm từ 72 triệu USD (năm 2015) xuống còn 18 triệu USD vào năm 2016. Có hai lý do: đầu tư vào ngành ô tô đã bão hòa sau khi các công ty Nhật Bản có được hai năm ưu đãi về “xe sử dụng năng lượng sạch” do chính phủ Thái Lan thực hiện vào năm 2014. Thứ hai, cuộc bầu cử ở Thái Lan dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2018. Do đó các công ty Nhật đang “án binh bất động” cho đến khi họ nắm bắt được các chính sách mới của quốc gia này.
Mặc dù vậy, các công ty Nhật Bản vẫn đang tích cực đầu tư vào quốc gia này và đã bắt đầu liên doanh với các nước Đông Nam Á khác. Chẳng hạn, trong giai đoạn 2015-2016, giá trị các thương vụ M&A ở Philipines đã tăng từ 38 triệu USD lên 846 triệu USD, và từ 168 triệu USD lên 539 triệu USD ở Malaysia.
Đồng thời, vào năm 2015, tổng giá trị các thương vụ M&A của các công ty Nhật Bản tại các quốc gia CLMV là 63 triệu USD. Số tiền này đã tăng hơn 4 lần, đạt giá trị 256 triệu USD vào năm 2016.
Xu hướng này cũng được phản ánh trong cuộc khảo sát của JETRO. 52,2% số người được hỏi cho biết họ sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á, cao hơn 12% so với thị trường Trung Quốc. Trong khuôn khổ Đông Nam Á, các công ty Nhật Bản có quan điểm tích cực về khu vực CLMV, với hơn 70% trong số họ cho rằng họ đang có kế hoạch mở rộng sang các thị trường này trong tương lai.
Kỳ vọng cao về phát triển cơ sở hạ tầng tại Tiểu vùng Mê-kông mở rộng vào năm 2020
Bất chấp sự đầu tư ồ ạt vào khu vực Đông Nam Á, nhiều công ty Nhật Bản cho rằng việc thiếu cơ sở hạ tầng là một trong những rào cản lớn khi họ quyết định gia nhập thị trường này. Đặc biệt ở Myanmar, có đến 85% các công ty Nhật Bản trả lời trong cuộc khảo sát của JETRO cho rằng, một trong những rào cản chính ở quốc gia này chính là nguồn cung cấp điện không ổn định.
Mặc dù chính phủ Myanmar thực hiện Chính sách “Quốc gia Năng lượng” vào năm 2014, nhưng chính sách này vẫn còn mơ hồ và chưa được thực hiện đầy đủ. Như vậy, sự thiếu hụt điện năng của đất nước vẫn còn là một trở ngại cho các công ty sản xuất muốn đầu tư vào quốc gia này. Tuy nhiên, với chương trình Hợp tác Tiểu vùng Mê-kông mở rộng (GMS) dự kiến sẽ cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng hiện có. Chương trình GMS được Ngân hàng Phát triển Châu Á hỗ trợ, chủ yếu để kết nối Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam với các hành lang kinh tế. Đến năm 2020, tất cả các hành lang kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây và phía Nam sẽ được hoàn chỉnh, và sẽ có một tuyến tàu cao tốc nối Côn Minh với Singapore.
Với ý nghĩ này, các công ty logistics đã tích cực đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong khu vực. Mặc dù Myanmar gặp trục trặc về vấn đề năng lượng, mạng lưới viễn thông của quốc gia này đã đạt đến độ chín nhất định. Nhà mạng quốc doanh Myanmar Posts and Telecommunication (MPT), một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông và Truyền thông, thông báo rằng họ đã đưa ra dịch vụ dữ liệu di động 4G / LTE vào tháng 7 năm 2017. Điện thoại di động thâm nhập vào Myanmar với tỷ lệ 89,38% vào năm 2016, và quốc gia này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng, do đó đây vẫn là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thiết lập một nền văn hoá doanh nghiệp độc đáo để quản lý nhân sự tốt hơn
Cuộc khảo sát của JETRO cũng chỉ ra rằng các Công ty có vốn đầu tư Nhật Bản (khu vực Đông Nam Á) quan tâm nhất đến việc tăng lương cho người lao động. 67,6% số người trả lời cho rằng, họ lo lắng hoặc lo ngại về việc tăng lương trong năm 2016. Trong năm tài chính 2016-2017, tổng lương trên khắp Đông Nam Á đã tăng 9,4% so với năm trước (8,8% ở Indonesia và 8,1% ở Việt Nam). Tuy nhiên, mức lương tại khu vực này vẫn rẻ hơn so với thị trường Trung Quốc. Vào năm 2016, mức lương trung bình hàng tháng của người lao động ở Trung Quốc là 428 USD (cao hơn so với 346 USD ở Thái Lan và 298 USD ở Indonesia – đây là mức lương cơ bản không bao gồm các khoản trợ cấp).
Myanmar chỉ mới mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2011, và vẫn thiếu lao động có tay nghề cao. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài không phải là người Nhật ở Myanmar đã tung ra các chính sách tăng lương để thu hút lao động. Do đó, các công ty Nhật Bản cũng buộc phải tăng mức lương để cạnh tranh.
Trên thực tế, một công ty Nhật Bản có trụ sở tại Myanmar đã trả 600 USD Mỹ một tháng cho bộ phận quản lý cấp cao (các chức vụ như Trưởng phòng Tài chính, Bán hàng hoặc Nhân sự). Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp để giữ chân nhân viên. Tỷ lệ thay đổi nhân công ở các nước Châu Á Thái Bình Dương là 15,8%, trong khi đó tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 7%, và 6,6% ở Tây Âu.
Để giải quyết những vấn đề này, các công ty như Nissan đã thực hiện các sáng kiến như “Nissan Way”, đây là nguyên tắc chỉ đạo đẩy mạnh tăng trưởng bền vững bằng cách thúc đẩy sự phát triển của nhân viên. Điều này làm tăng giá trị thương hiệu của nhà tuyển dụng trên quy mô toàn cầu, và thu hút nhân viên đến làm việc cho Nissan. Trên hết, Nissan cũng cung cấp các chương trình hấp dẫn để thu hút các ứng cử viên sáng giá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét