TTTG - Câu chuyện sơn Kova dưới đây, có thể là một minh chứng điển hình cho nỗi khổ của doanh nghiệp Việt Nam có “ý đồ” đổi mới sáng tạo hay phát triển công nghệ mới.
Ra đời 20 năm từ đại học Bách Khoa TPHCM, đến nay có Kova đã có 12 công ty con trên 6 nước, các đối tác của Kova hiện nay có Myanma, Ấn Độ, Srilanka…
Kể về công nghệ biến vỏ trấu thành sơn chống đạn, chống cháy, chống khuẩn bằng công nghệ nano, TS Nguyễn Thị Hòe – Chủ tịch Tập đoàn sơn Kova nói: “Tôi đã đi vòng quanh thế giới những nước phát triển nhất để tìm hiểu đã có ai dùng vỏ trấu làm sơn chống cháy bằng công nghệ nano chưa? Hoàn toàn chưa thấy”.
“Hạt nano bằng một phần nghìn sợi tóc. Khi các vật liệu đã biến thành hạt nano giá trị của nó lên đến hàng triệu lần”.
“Chúng tôi đã nghiên cứu thành công bốn loại, sơn chống cháy, sơn làm sạch, công nghệ này đã được ứng dụng tại Nhà trắng. Khi đã thành hạt nano, khả năng chống cháy, chống ăn mòn cao, đặc biệt là khả năng diệt khuẩn”
Hiện sơn chống cháy của Kova đã đi khắp mọi nơi để giảm thiểu tác hại của nó lên con người. Sơn chống đạn đã được thử tại trường bắn Campuchia, khiến cho viên đạn không chui qua được.
Người lính bình thường mang áo chống đạn rất nặng, nhưng công nghệ nano giúp cho người lính chạy rất dễ dàng.
Vì sao phải thử ở Campuchia?
Bà Hòe chua chát: “Vì xin giấy phép ở Việt Nam không được! Trong khi ở Campuchia chỉ cần… hai thùng nước suối. Các thủ tục xin phép thử nghiệm ở Việt Nam vô cùng nhiêu khê”.
“Sơn chống cháy có thể chịu nhiệt độ 1000 độ C trong 2 giờ khi sơn lên bề mặt kim loại. Sơn chống đạn đã được chuyển giao công nghệ cho Mỹ, nhưng vẫn chưa xong về thủ tục.”
Thị trường Sigapore là thị trường Kova thắng lợi nhất.
“Bán ở Singapore vô cùng thoải mái dể dùng tiền đó đi mở thêm nhà máy ở các nước. Chúng tôi đang làm nhà máy thứ hai ở Malaysia, hơn 600 công nhân của Kova làm việc ở đây. Tại Campuchia, ngôi nhà của Thủ tướng Hunsen là dùng sơn Kova tự làm sạch. Kova đã thành công mạnh mẽ tại siêu thị lớn ở Singapore, đấu một cách tự tin với các hãng sơn nước ngoài khác”, bà Hòe cho biết
Một tâm sự rất đau đớn của bà Hòe là sự hành hạ của các địa phương: “Họ đến, có khi nhiều lần trong một tháng, mỗi lần có khi 5 đến 10 người, hành đủ thứ. Trong khi ở Malaysia tôi chưa mất một đồng tiền phí nào cho tiêu cực trong khi ở VN chúng tôi phải chi 2% cho tiêu cực phí, 20% cho nghiên cứu, và 0% cho quảng cáo trên lợi nhuận”.
“Mỗi lần vận chuyển sơn đi các tỉnh, tiền tiêu cực phí cộng lại cả năm lên đến hàng tỷ. Tôi đã phải đích thân ngồi lên xe tải theo các tài xế vận chuyển, và thấy con số họ báo cáo không hề sai. Giờ chúng tôi chủ trương giảm bớt lượng xe đi thuê để giảm tiêu cực phí”.
Đó là chưa kể sự hạnh hạ về đăng ký các công nghệ. Chỉ có mỗi đăng ký chữ “nano” mà họ bắt có dấu ô, giờ vẫn phải để có dấu ô. Khi câu chuyện này đến tai Bộ trưởng Khoa học Công nghệ, họ chối, nhưng giấy tờ đã lên hết rồi, đâu có sửa được. Chả lẽ giờ xuất khẩu sang các nước nano có dấu ô?”
Hỏi bà sao đang là nhà khoa học lại theo đuổi nghiệp kinh doanh cơ cực như thế?
Bà nói: “Vì máu làm khoa học chứ không phải để kiếm tiền. Sắp tới tôi còn đang chuẩn bị sang Nga, Ấn Độ để làm nhà máy cho họ”.
“Ý đồ của tôi là muốn đưa các nghiên cứu khoa học ra toàn thế giới. Nếu 90 tuổi còn sống tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu và đưa nó ra xã hội hóa. Nếu chỉ để nghiên cứu trong ngăn kéo sẽ ngày càng lụn bại và ngu muội đi. Tình trặng ăn cắp công nghệ bây giờ kinh khủng lắm”.
“Đăng ký nhãn hiệu sơn Kova bên Trung Quốc, họ nói đã có người đăng ký nhãn hiệu đó, nếu muốn đăng ký phải mất tiền. Truyền thụ lại cho thế hệ trẻ cũng rất khó, muốn giữ lại công nghệ đó quả cũng không dễ”.
Vậy nên khoa học công nghệ của VN mới càng ngày càng tụt hậu. Đất nước mới không chịu phát triển
Trả lờiXóaNếu không dẹp được cái gốc là cơ chế lỗi thời và phản động này thì nói cả năm cũng không hết những chuyện oái oăm của đất nước này