Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Xe máy gánh phí khí thải: Nhựa đường, than tổ ong thì sao?

Đất Việt - Người dân đun than tổ ong cũng gây ô nhiễm môi trường,  đun nhựa làm đường khí thải còn nhiều hơn xe máy tại sao không thu?

Trước việc, Bộ GTVT đang xây dựng dự thảo Đề án kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại 5 thành phố lớn: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ.

Cụ thể, theo lộ trình kiểm soát khí thải trước tiên tại Đà Nẵng, áp dụng từ ngày 1/7/2018 với xe có niên hạn 10 năm sử dụng. Tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và Cần Thơ, việc kiểm soát khí thải được thực hiện theo lộ trình, từ ngày 1/7/2020 đối với xe trên 10 năm sử dụng; từ 1/7/2021 với xe trên 7 năm sử dụng.

TPHCM: Sao nhựa đường, than tổ ong cũng ô nhiễm không ai thu phí?

Trao đổi với Đất Việt, ngày 29/5, trước đề xuất này, ông Bùi Văn Quản - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng Hóa TPHCM, một trong 5 thành phố sẽ được áp dụng sớm nhất lên tiếng: "Thiết nghĩ, bất kỳ hành vi nào gây ảnh hưởng đến môi tường thì cũng đều phải có cơ chế xử phạt, nhưng tất nhiên phải ở mức nào cho hợp lý, mức nào người dân có thể chấp nhận được.

Trước mắt, người lao động sử dụng xe máy, xe Honda cũ làm phương tiện kiếm sống, vốn không có tiền, nếu như họ không chịu đóng phí thì sao? Dân mua xe,  dân đóng tiền làm đường, sao lại thu nhiều loại phí như vậy?".

Mặt khác, theo ông Quảng, phải đặt câu hỏi với mức phí như vậy thì người dân có chấp nhận được hay không?. Người khá giả thì 100.000-200.000đ còn thấy đơn giản, nhưng người nghèo thì có 1000đ cũng là cả vấn đề.

Ông Quảng cũng liệt kê ra hàng loạt các loại phí dân đang phải gánh, nhất là phí bảo vệ môi trường qua giá xăng, từ 1000đ tăng lên 3000đ/ 1 lít.

"Làm gì có nơi nào áp dụng tăng giá thu phí một cách đột biến 200% như vậy, đây chỉ là cách để tận thu của người dân, như vậy là rất vô lý. Nếu thu phí kiểm định khí thải thì tiền thu phí môi trường qua giá xăng để đâu", ông Quản nhấn mạnh.

Trước những lời giải thích của lãnh đạo Cục đăng kiểm về chuyện không có sự phí khí thải chồng phí môi trường vì cả hai có cách thu hoàn toàn khác nhau, ông Quản cho rằng, cả hai đều liên quan đến môi trường, có gì gọi là khác nhau?

Tuy nhiên, chỉ cần, các cơ quan quản lý giải trình được việc thu 3.000đ/1 lít xăng dầu, gọi là phí môi trường như vậy dùng để làm gì, sử dụng như thế nào, ai giám sát?

Còn về chuyện thu phí khí thải, hiện tại có 2 vấn đề cần xem xét: Một là, người dân có chấp nhận được hay không? Cái đó nhà nước phải xem xét, dân lao động, dân nghèo, đi đăng kiểm, đăng phí sẽ mất thời gian, xe Honda đi mua để chở hàng, phương tiện đi lại, có khi còn không có giấy tờ thì làm sao đi đăng kiểm. Từ đó, có khi còn xảy ra tiêu cực xã hội khi quên giấy tờ, đồng nghĩa với việc CSGT sẽ bị tăng áp lực trong việc kiểm tra.

Hai là, bây giờ cơ bản nhất, cơ quan quản lý nhà nước có đủ năng lực kiểm soát khí thải xe máy hay chưa, đã có trạm kiểm định hay chưa, hay chỉ tạo ra cớ để gây áp lực với XH, cơ quan thi hành công vụ, phát sinh ra tiêu cực. Cuối cùng người dân oằn lưng ra đóng phí, vấn đề tiêu cực làm thiệt hại đến người dân chân chính, còn người dân bất chính thì hoạt động nhởn nhơ.

Để thấy được việc thu phí kiểm định khí thải là quá vô lý. Chưa kể đến, nhiều gia đình hiện nay còn mang bếp than tổ ong ra đường đốt, gây ô nhiễm cho làng xóm, môi trường xung quanh, thử hỏi ai chịu trách nhiệm đóng phí cho cơ quan nhà nước.

Nếu viện dẫn gây ô nhiễm thì phải đóng phí, vậy những người đun than thi có bị phạt hay không? Đó là còn chưa kể đến hàng loạt các đơn vị thi công các tuyến đường, đun nhựa dải đường, khí thải còn khủng khiếp hơn nhiều.

Mặt khác, ô tô hiện nay cũng vậy, chiếm một số lượng không hề nhỏ khi tham gia giao thông, số lượng khí thải ra môi trường còn nhiều gấp mấy lần xe máy, họ cũng phải đi đăng kiểm định kỳ, bao gồm trong đó đã có kiểm định khí thải.

Chỉ có tiêu biểu là xe quá tải, chạy xịt khói mù đường, sao chưa thấy các hình thức phạt, để cho đi lênh khênh, dân cũng đã kêu, nhưng có ai làm gì đâu. Cuối cùng chỉ làm khổ dân nghèo, nhiều khi dân lao động mua xe còn chả có giấy tờ, tiền đổ xăng không có, nói gì kiểm định khí thải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét