VNN - Đề án về chuẩn văn hóa công sở sẽ được Bộ Nội vụ triển khai trong thời gian tới để tiến tới ra nghị định về vấn đề này. Theo đó, xưng hô trong quan hệ công tác sao cho hợp lý cũng là một vấn đề. Chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị độc giả bài viết của TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia về vấn đề này.
Xưng hô trong công sở tưởng đơn giản mà nhiều khi bi hài đến cười chảy nước mắt. Anh Dũng, Giám đốc Trung tâm đào tạo kể, có anh bạn thời xưa cùng đi bộ đội, đến Trung tâm của anh, gõ cửa, mở cửa nhìn vào thấy mấy người đang họp, anh bạn nói: Xin chào, rồi nhìn anh bảo: Họp à, tao đợi nhé! Anh bảo cách xưng hô bỗ bã thân mật vào lúc đó kể ra cũng không hay và ngượng với nhân viên quá.
Anh kể, có hôm nhân viên bảo vệ đưa người khách ở một cơ quan cấp trên vào gặp giám đốc, anh bảo vệ vào phòng giám đốc trước, báo: “Thưa anh, có anh cán bộ của Bộ, cháu anh đến thăm ông ạ”. Anh hỏi “Ai thế, thăm ông nào?”, anh bảo vệ thưa: “Cán bộ của Bộ, thăm ông trẻ, cháu anh đến thăm ông trẻ”. Anh phải định hình một lúc mới phân định được các đối tượng mà anh bảo vệ muốn nói- Đề án về chuẩn văn hóa công sở sẽ được Bộ Nội vụ triển khai trong thời gian tới để tiến tới ra nghị định về vấn đề này. Theo đó, xưng hô trong quan hệ công tác sao cho hợp lý cũng là một vấn đề. Chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị độc giả bài viết của TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia về vấn đề này.
Xưng hô trong công sở tưởng đơn giản mà nhiều khi bi hài đến cười chảy nước mắt. Anh Dũng, Giám đốc Trung tâm đào tạo kể, có anh bạn thời xưa cùng đi bộ đội, đến Trung tâm của anh, gõ cửa, mở cửa nhìn vào thấy mấy người đang họp, anh bạn nói: Xin chào, rồi nhìn anh bảo: Họp à, tao đợi nhé! Anh bảo cách xưng hô bỗ bã thân mật vào lúc đó kể ra cũng không hay và ngượng với nhân viên quá.
Anh kể, có hôm nhân viên bảo vệ đưa người khách ở một cơ quan cấp trên vào gặp giám đốc, anh bảo vệ vào phòng giám đốc trước, báo: “Thưa anh, có anh cán bộ của Bộ, cháu anh đến thăm ông ạ”. Anh hỏi “Ai thế, thăm ông nào?”, anh bảo vệ thưa: “Cán bộ của Bộ, thăm ông trẻ, cháu anh đến thăm ông trẻ”. Anh phải định hình một lúc mới phân định được các đối tượng mà anh bảo vệ muốn nói.
Có họ hàng gì với cô đâu mà chú với cháu
Đã từ lâu lắm rồi, trong giới công sở, người ta đã bàn về việc xưng hô như thế nào cho phải phép giao tế trong công sở. Bàn đi tán lại thì nhiều cách lắm, nhưng tựu trung lại có 2 phương án được đề cập đến:
Một là, xưng hô như trong gia đình. Theo cách này vừa thân mật vừa lễ phép, mà hợp với văn hóa ứng xử trong xã hội. Người đáng tuổi chú thì gọi chú, người đáng tuổi bác thì gọi là bác và xưng cháu cho phải phép. Cách xưng hô này tạo ra các lớp người theo các lứa tuổi trong cơ quan: Bác - Chú - Anh - Bạn - Em - Cháu. Vì xưng hô theo thứ bậc nên tạm gọi là kiểu xưng hô mang tính gia đình, dòng tộc.
Cách xưng hô này bất tiện ở chỗ, người ít tuổi có vị trí cao hơn khó xưng hô, người có mối quan hệ khác nhau xưng hô khác nhau, ví như 2 người bằng tuổi gọi một người cao tuổi hơn khác nhau, một người gọi chú, người kia gọi là anh. Có người còn khá trẻ vẫn được gọi là chú vì có mối quan hệ với bố của người gọi mình.
Cách xưng hô này sẽ khác khi họp hành, vì mọi người toàn gọi nhau là đồng chí. Nên có chuyện vui vui, người ta bảo nhau là:
Bình thường gọi là chú
Khi bù khú gọi là anh
Đến khi họp hành thì là đồng chí.
Nhiều người bảo kiểu xưng hô trong cơ quan nhà nước là kiểu gọi theo thời tiết: Sáng bác, chiều anh, loanh quanh tối trời thì kêu bằng chú.
Có em nhân viên mới được tuyển dụng, hỏi nên xưng hô trong cơ quan thế nào cho phải phép với mọi người. Vì hôm mới đến cơ quan, chào trưởng phòng là chú thì bị chỉnh ngay: “Tôi có họ hàng gì với cô đâu mà chú với cháu, trong công việc cứ gọi là anh em cho tiện”. Vừa ngượng vừa xấu hổ, lúc đó chả biết chui đâu cho bớt ngượng. Người ta khuyên cô cứ gọi mọi người là anh, chị xưng em. Cô bảo thời gian đầu hơi khó gọi những người lớn tuổi ngang phụ huynh của mình là anh, chị, nhưng sau quen dần, cô bảo “thấy rất hay”, “rất tiện” và đặc biệt là “cảm thấy rất tự tin” trong các mối quan hệ với mọi người trong cơ quan.
Có mấy anh được bổ nhiệm làm cán bộ cấp trên của những người thầy giáo cũ, thỉnh thoảng có cơ hội lại bị các “thầy cũ” chỉ tay vào mặt bảo rằng: “Các chú là học sinh, thằng này ngày xưa học được, còn thằng kia thì chỉ mải chơi không chịu học”. Các anh nhắc khéo mãi mà chả thấy các thầy cũ sửa đổi cách xưng hô gì cả. Khó quá, khó quá, ai cũng muồn mình là bề trên, như một trật tự bất biến để khẳng định cái oai trong quá khứ của mình.
Hình như, cái cách xưng hô này có từ thời kháng chiến, khi mà mọi người trong gian khổ vẫn kết đoàn thành một khối như trong gia đình. Nhiều năm thành quen, không ai dám đổi thay cái có tính lịch sử không mang tính giao tiếp hành chính này.
Chào “sếp” vừa hay vừa… lấc cấc
Hai là, xưng hô hành chính. Cách xưng hô này mang nhiều tính xã giao, giao tiếp hành chính trong cơ quan. Thường được xưng “tôi” hay “em” và hô “đồng chí” hay “anh, chị”. Theo cách này, chỉ gói gọn có 2 đối tượng thôi, một là nhóm người có chức vụ cao hơn, có tuổi cao hơn và nhóm 2 là người có chức vụ thấp hơn, hay nhỏ tuổi hơn. Cách xưng hô này thuận tiện nhưng nhiều người cho rằng không thân thiện, “xưng hô cứ tạo ra khoảng cách xa xa thế nào ấy”.
Nhiều người có cách pha chế vừa hành chính vừa thân mật bằng cách gọi “sếp” xưng “em” với người ít tuổi, còn với người lớn tuổi thì xưng “tôi”. Tuy nhiên cách xưng hô này thường bị nhuốm này vui đùa bằng cách gội to lên hay dằn giọng, nên nghe có vẻ hơi... lấc cấc.
Cái cách xưng hô trong quan hệ hành chính này, tạo cho lớp trẻ sự tự tin vào bản thân mình ngay từ cách xưng hô. Người ta không bị cảm giác nhỏ bé, hèn kém “xẹp như con gián” trước những người lơn tuổi bậc cha chú.
Cách xưng hô này cũng ngầm gửi một thông điệp cho những người lớn tuổi nhưng “sinh bất cùng thời”, hay trung thành một cách bền vững với một vị trí, hay những người năng lực khiêm tốn không còn phù hợp với những đổi thay của công vụ rằng đã đến lúc họ không nên “ra oai”, “phải được trân trọng ngồi chiếu trên”, “đừng có trứng không hơn vịt”.
Xưng khiêm hô tôn
Suy cho cùng cách xưng hô trong công sở, nhất là các cơ quan công quyền phải đảm bảo tính lễ phép và tính chuẩn mực. Lễ phép là đảm bảo trong cơ quan có trên có dưới, người dưới kính trọng người trên, người trên tôn trọng người dưới (trên dưới ở đây chỉ cái “lễ” - trẻ kính già, trò trọng thầy). Chuẩn mực là đảm bảo tính thứ bậc, tôn ti trong hành chính nhà nước. cấp nào ra cấp ấy, quan ra quan, quân ra quân. Nghĩa là trong xưng hô bao giờ cũng tôn ti và có Khiêm có Nhường.
Trong các văn bản quy phạm ghi “Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc”. Nhưng trong thực tế cần quy định cụ thể hơn.
Trong cơ quan, công sở, trong giờ làm việc, trong họp hành, người ta nên xưng hô theo chức vụ - xưng Tôi, hô Chức vụ. “Chào trưởng phòng”, “tôi có ý kiến”. Với người chưa có chức vụ - xưng Tôi, hô Anh, Chị. “Chào anh, chị”, “tôi cho rằng...”.
Đã đến lúc chúng ta cần có sự thay đổi, trở về cái đúng, cái chuẩn mực trong giao tiếp hành chính.
Nhiều khi người ta không dám thay đổi cách xưng hô mang tính lịch sử mà không có tính giao tiếp hành chính vì sợ có lỗi với lịch sử, nên cứ khoác cho cách xưng hô gia đình cái ý nghĩa thân mật, gắn bó, tình nghĩa, phù hợp thuần phong mỹ tục. Nói thế chứ nhiều người biết chắc cái ý nghĩa đó ngày nay cũng vơi đi ít nhiều theo kiểu “hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét