ANTT.VN - Một doanh nhân có quan hệ làm ăn với ông Trần Đăng Khoa cho hay, sở dĩ đối tác hay gọi ông là Khoa "khàn" vì giọng nói của vị đại gia này có giọng khàn khàn. "Anh ấy rất kín tiếng, đặc biệt là không bao giờ trả lời báo chí, anh ấy không thích báo chí", doanh nhân này cho phóng viên ANTT.VN hay.
Năm 2006, một số người Việt từ châu Âu trở về với những hoạt động tìm kiếm cơ hội để thực hiện đầu tư tại Việt Nam đã lập ra Công ty Cổ phần Công ty Mai Linh (Công ty Mai Linh). Ông chủ của công ty này là ông Trần Đăng Khoa, và 2 cổ đông cá nhân khác trở về từ Cộng hòa Séc.
Ông Khoa - sinh năm 1970 và thường được gọi là “Khoa Keangnam” - vốn dĩ có tên này là bởi ông tham gia khá sâu vào hoạt động mua bán, giao dịch tại một trong những dự án “hot” nhất thị trường Hà Nội thời điểm 2007-2009 trên vai trò trợ lý chủ tịch Công ty Keangnam Vina-chủ đầu tư khu Tổ hợp Keangnam Landmark Tower.
Là một nhân vật đình đám trong giới bất động sản, nhưng ông Trần Đăng Khoa dường như đứng sau mọi ồn ào, thị phi của thị trường. Trong những năm qua, ông ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, dù nhiều dự án bất động sản ông tham gia thực hiện và làm chủ đầu tư đã và đang trở thành biểu tượng của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Một doanh nhân có quan hệ làm ăn với ông Trần Đăng Khoa cho hay, sở dĩ đối tác hay gọi ông là Khoa "khàn" vì giọng nói của vị đại gia này có giọng khàn khàn. "Anh ấy rất kín tiếng, đặc biệt là không bao giờ trả lời báo chí, anh ấy không thích báo chí", doanh nhân này cho phóng viên ANTT.VN hay.
Là chủ đầu tư dự án Golden Palace gồm 3 tòa tháp, với 1.000 căn hộ, việc triển khai kéo dài vài năm, với nhiều lùm xùm, nhất là vụ tranh chấp thương hiệu Golden Palace với Công ty HUD 3, nhưng chưa bao giờ ông Trần Đăng Khoa xuất hiện trên báo chí. Bởi vai trò truyền thông và điều hành của Công ty, đều do vợ ông là bà Nguyễn Thị Minh Hồng đảm nhiệm.
Thời gian qua, ông Khoa có xu hướng co hẹp hoạt động tại thị trường Hà Nội nên đã bán phần lớn cổ phần và chuyển nhượng các dự án do Bất động sản Hồng Ngân làm chủ đầu tư cho đối tác là một công ty con thuộc Vingroup.
Trong khi đó, Công ty Mai Linh lại có xu hướng phát triển thương hiệu Golden Palace tại Hà Nội, khi doanh nghiệp này tiếp tục triển khai một dự án lớn khác trên đường Lê Văn Lương, cũng mang tên Golden Palace. Đồng thời tiếp tục mở rộng đầu tư bất động sản bằng việc xin đầu tư Dự án tổ hợp tháp dầu khí, với vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD tại Xã Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm.
Khá kín tiếng tại Hà Nội, song ông Trần Đăng Khoa lại nổi tiếng tại thị trường phía Nam khi tham gia sáng lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT và nắm đến 17% cổ phần của CTCP Đại Quang Minh, doanh nghiệp đang tham gia thực hiện những dự án cực kỳ lớn tại Bán đảo Thủ Thiêm, TP. Hồ Chí Minh.
Cụ thể, doanh nghiệp này đang tham gia thực hiện nhiều dự án hạ tầng quan trọng như: Cầu Thủ Thiêm 2, tuyến đường R1,R2,R3, R4 trên Bán đảo Thủ Thiêm, phát triển dự án tại nhiều lô đất, trong đó, dự án lớn nhất Đại Quang Minh đang làm chủ đầu tư là Khu đô thị cao cấp Sala, quy mô lên đến 130 héc ta tại Bán đảo Thủ Thiêm. Dự án này đã bắt đầu mang lại trái ngọt khi bán được những sản phẩm đầu tiên ra thị trường.
Việc giá bất động sản tại Bán đảo Thủ Thiêm tăng mạnh trong mấy năm trở lại đây đã khiến cái tên Đại Quang Minh, Trần Đăng Khoa được nhiều người biết tới.
Công ty Đại Quang Minh có vốn điều lệ 4.200 tỷ đồng, trong đó, cá nhân ông Khoa nắm 17,5% "tài sản" của doanh nghiệp; CTCP Công ty Mai Linh nắm 37,5% và CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) nắm 45%. Chủ tịch của Trường Hải, ông Trần Bá Dương, hiện là Tổng giám đốc của Đại Quang Minh.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Đại Quang Minh làm chủ đầu tư được đánh giá là khu đất "kim cương" ở thành phố mang tên Bác. Trong các lần ra mắt sản phẩm hay sự kiện của doanh nghiệp này, ông Trần Đăng Khoa thường đứng sau hậu trường mà không bao giờ có bất cứ một phát ngôn nào từ người đại diện của doanh nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét