Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Phải để NLĐ có quyền lựa chọn BHXH

T.Dũng-P.Anh

(NLĐO)- Sáng nay 21-5, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cho rằng nhất thiết phải sửa Điều 60 Luật BHXH để phù hợp với nguyện vọng của NLĐ và cho họ có quyền chọn lựa nhận BHXH.

Sáng 21-5, trao đổi bên lề Quốc hội, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng khẳng định cần thiết phải sửa điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014; sửa để phù hợp với nguyện vọng của người lao động (NLĐ) và để cho NLĐ có quyền chọn lựa nhận BHXH một lần hay hưởng lương hưu.

Khi xây dựng luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam giữ nguyên theo điều 55 Luật BHXH 2006, NLĐ sau 1 năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì được giải quyết chế độ BHXH một lần nhưng đa số đại biểu QH khi đó không đồng ý.

“Tôi thấy đa số NLĐ mong muốn được nhận lương hưu, muốn công việc ổn định, đóng BHXH lâu dài để nhận lương hưu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy đời sống NLĐ còn nhiều khó khăn, sau khi nghỉ việc họ phải mưu sinh ở khu vực phi kết cấu nên rất cần có một khoản tiền để làm vốn. Vì vậy, họ mới muốn nhận BHXH một lần” - ông Đặng Ngọc Tùng chia sẻ.

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, mỗi năm NLĐ đóng BHXH là 2,6 tháng lương. Khi nghỉ, họ chỉ nhận được 2 tháng lương, nhưng vậy họ đã thiệt thòi 0,6 tháng lương, 10 năm là 6 tháng lương nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, sức khỏe và chủ doanh nghiệp đổi lao động khác trẻ hơn, họ bị chấm dứt hợp động lao động. “Họ bị loại ra dây chuyền sản xuất mà không xin được việc mới ở những đơn vị khác, buộc lòng họ phải có một số tiền để mưu sinh. Chính vì thế, cơ quan BHXH phải giải quyết nguyện vọng chính đáng, bức thiết cho NLĐ” - ông Tùng nói.

Đồng quan điểm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng xây dựng pháp luật là xây dựng cho đối tượng thụ hưởng là NLĐ nhưng bây giờ NLĐ chưa đồng tình thì phải có một chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho NLĐ sản xuất. Điều 60 Luật BHXH năm 2014 về lâu dài là tốt, đảm bảo an sinh nhưng trước mắt NLĐ có khó khăn phải giải quyết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét