Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Điểm danh những doanh nhân Việt đã ra nước ngoài sinh sống

Phúc Đức

NQL - Ông Trương Đình Anh, ông Lý Quý Trung, bà Phạm Thị Diệu Hiền, Đặng Thị Hoàng Yến là những doanh nhân có tiếng của Việt Nam đã ra nước ngoài sinh sống.

Những ngày gần đây, thông tin về việc Việt Nam đứng thứ 6 trong năm 2016 và liên tục nằm trong top 10 các quốc gia có công dân mua nhà tại Mỹ, theo công bố của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ khiến dư luận liên tục dậy sóng. Cụ thể, người Việt đã chi đến 3,06 tỉ để mua nhà ở Mỹ, đó chưa tính các quốc gia phát triển khác ở châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Úc…

Một sự dịch chuyển không chỉ mang đi “ngoại tệ” mà còn là “chất xám”, bởi chiều dòng tiền chảy ra khỏi biên giới thường tập trung ở nhóm doanh nhân Việt di cư theo diện đầu tư và di cư du học. Theo Công ty Tư vấn định cư USIS, trong gần 1 thập niên tư vấn định cư, USIS đã tư vấn thành công cho hơn 100 doanh nhân Việt, đồng nghĩa với lượng tiền ra khỏi Việt Nam qua công ty này là hơn 1 tỉ USD. Và ở Việt Nam đang có gần 100 doanh nghiệp tư vấn như USIS.

Không có con số thống kê về số lượng doanh nhân Việt định cư ở nước ngoài trong những năm gần đây, nhưng có thể khẳng định, tìm đường định cư ở nước ngoài đang được nhiều người giàu Việt lựa chọn. Cùng điểm danh một số doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam đã ra nước ngoài sinh sống.

Cựu Ceo FPT Trương Đình Anh

Là người đặt nền móng và xây dựng FPT Telecom, FPT Online và sau đó là vị trí Tổng giám đốc FPT.

Tháng 9/2012, sau gần 20 tháng ngồi ghế nóng, ông Trương Đình Anh đã rời vị trí CEO FPT. Cuối 2013, ông Trương Đình Anh công bố bán thành công gần 1,2 triệu cổ phiếu FPT, thu về khoảng 50 tỷ đồng.

Sau khi rời FPT, ông Trương Đình Anh tham gia vào 2 Star Up về công nghệ khác tại TPHCM, tuy nhiên 2 Star up này vẫn chưa thực sự thành công. Sau một thời gian vắng bóng, giữa tháng 7/2016, cả gia đình Trương Đình Anh (vợ chồng, cùng 4 con trai)  đã sang sinh sống lâu dài ở Mỹ.

Sau hơn 1 năm sang Mỹ sinh sống, đến nay ông Trương Đình Anh vẫn chưa chính thức xuất hiện trở lại trên truyền thông.

Ông Lý Quý Trung

Ông Lý Quí Trung, sáng lập chuỗi tiệm Phở 24 vào năm 2003. Năm 2012, sau 9 năm phát triển, ông Lý Quí Trung quyết định chuyển giao ”đứa con” của mình cho chủ chuỗi cà phê Highland.

Năm 2103, ông Lý Quý Trung và cả gia đình sang Úc sinh sống. Sau một thời gian nghỉ ngơi, ông Trung đã khởi nghiệp tại Úc bằng việc mở một tiệm ăn nằm trên phố Broadway của Sydney.

Bên cạnh việc kinh doanh, hiện nay ông Lý Quý Trung cũng tham gia vào vai trò cố vấn, định hướng, tham gia thỉnh giảng tại Trường đại học Western Sydney.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo

Bà Đặng Thị Hoàng Yến, sinh năm 1959, tốt nghiệp ĐH Kinh tế TP HCM, là người sáng lập ITA từ năm 1993. Bà Yến giữ chức chủ tịch ITA kể từ 1996 và từng là một doanh nhân rất nổi tiếng, 3 năm liền thuộc top 10 người giàu nhất trên TTCK (2008-2010).

Năm 2011, bà Yến được Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Long An giới thiệu ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 13 năm 2011, nhưng tới 2012 bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội. Cũng tư năm 2012, bà Yến không còn xuất hiện và vắng bóng trên truyền thông.

Mặc dù vẫn là chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân tạo nhưng từ đó đến nay bà đã 5 lần vắng mặt liên tiếp trong các đại hội cổ đông thường niên khiến nhiều người không khỏi lo ngại. Đại hội Cổ đông mới nhất, năm 2017, bà Yến vẫn không có mặt, thay vào đó là ông Đặng Thành Tâm, em trai bà chủ trì đại hội.

Chưa có thông tin chính thức về việc bà Đặng Thị Hoàng Yến đã sang định cư nước ngoài hay chưa, nhưng một số thông tin không chính thức cho thấy, có khả năng bà Yến đã sang Mỹ định cư. Thực tế bà Yến là người có quốc tịch Mỹ và từng sinh sống ở Mỹ. Hiện 2 người con gái của bà vẫn đang sinh sống và học tập ở Mỹ.

Bà Phạm Thị Diệu Hiền – Bianfishco

Khởi nghiệp tại Sóc Trăng với nghề kinh doanh gỗ, bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco), bắt đầu trở thành tâm điểm của giới kinh doanh khi đầu tư nhà xưởng Bianfishco hiện đại hàng đầu thế giới. Năm 2005, Công ty đã đầu tư một nhà máy chế biến có quy mô lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long lúc đó.

Trước khi lâm vào tình cảnh nợ nầm (đầu năm 2012), Bianfishco là một DN khá nổi khi sản phẩm xuất khẩu đến với 80 nước gồm cả Mỹ, Nhật, EU. Thương hiệu này là một trong số ít DN thủy sản của Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ với thuế suất bằng 0%. Thời hoàng kim, doanh thu của Bianfishco đạt con số 100 triệu USD/năm và mang lại công ăn việc làm cho hơn 5.000 lao động.

Giữa năm 2011, hàng loạt dấu hiệu bất ổn đã xuất hiện từ năm 2011 và lên đỉnh điểm trong nửa đầu năm 2012 khi Bianfishco được bầu Hiển mua lại để tái cấu trúc.

Cũng trong năm 2012, bà Phạm Thị Diệu Hiền, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco), ra nước ngoài chữa bệnh, từ đó đến nay bà Hiền chưa xuất hiện trở lại trên giới truyền thông.

Theo một số nguồn tin, hiện bà Hiền đã chính thức định cư tại Mỹ và đang chăm sóc đứa cháu nội – là con của con trai bài và hotgirl Quỳnh Chi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét