Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Vì sao dòng tiền kiều hối đổ về Việt Nam tăng lên không ngừng và bao giờ mới giảm?

VietBF - Dòng kiều hối đổ về Việt Nam tăng lên không ngừng, sau sự kiện 1975 tới nay có khoảng hơn 4 triệu người sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia, chiếm khoảng 5% so với tổng số dân trong nước. Sau 1975 kiều hối chủ yếu từ người Việt định cư ở Mỹ, Canada, Úc, Pháp, thập niên 1990 từ Âu Châu, và đầu thế kỷ 21 kiều hối đổ về Việt Nam từ tất cả nước trên thế giới.

Nếu như giai đoạn trước năm 2000, kiều hối gửi về chưa đến 1 tỉ USD/năm thì đến năm 2010, Việt Nam đón nhận khoảng 8 tỉ USD kiều hối, lọt vào tốp 20 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Từ năm 2013 đến nay, nguồn kiều hối vào Việt Nam vượt ngưỡng 11 tỉ USD/năm, lọt vào tốp 10. Chỉ riêng năm 2015, lượng kiều hối chuyển về nước đạt 12,25 tỉ USD, đứng thứ hai khu vực Đông Á, sau Philippines. Tính chung từ năm 1975 đến nay, Việt Nam đã nhận tổng cộng khoảng 100 tỉ USD kiều hối gửi về qua con đường chính thức. 95% kiều hối từ Mỹ, Âu Châu, Canada, Úc..những người Việt định cư nước ngoài trước năm 2000 và chỉ có 5% từ việc xuất khẩu lao động. Western Union (gắn với các định chế tài chính là đại lý) chiếm thị phần chuyển tiền lớn nhất Việt Nam (khoảng 40% ), MoneyGram khoảng 10%.

Xuất phát từ tâm lý tình cảm

Với số tiền chắt chiu được người Việt có cuộc sống vật chất tốt hơn so với người trong nước. Chuyển tiền về Việt Nam nhằm giúp đỡ người thân gặp khó khăn, tạo nhiều công ăn việc làm, ngoài ra còn mang lại lợi ích kinh tế, tích trữ tài sản. Kiều hối không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, không phải trả phí đặc biệt nào. Việc đầu tư về Việt Nam không những có nhiều điều lợi về kinh tế mà còn mang lại nhiều niềm vui cho người gửi tiền. Đây là lý do chính khiến dòng kiều hối đổ về Việt Nam tăng lên không ngừng.

Tiền kiều hối mua sắm gì ở Việt Nam?

30% để gửi ngân hàng nhận tiền lãi 

20% đầu tư vàng 

17% đầu tư vào bất động sản

16% đầu tư sản xuất - kinh doanh 

17% lương thực, mua sắm vật dụng, chi tiêu hàng ngày

Đa số người dân trong nước nhận kiều hối sử dụng để chi tiêu hàng ngày, đầu tư vàng và đất, kinh doanh, tiết kiệm gửi ngân hàng , chữa bệnh hoặc mua sắm vật dụng ..v..v. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng kiều hối nhận được đã có sự thay đổi theo thời gian.

Kiều hối từ nước ngoài tác động đến mức thu nhập khi có tới 50% số hộ gia đình nhận kiều hối thuộc về nhóm 20% dân cư có thu nhập cao nhất. Và mức thu nhập có ảnh hưởng mạnh đến hành vi chi tiêu của hộ gia đình nhận kiều hối . Tại cùng mức thu nhập như nhau, các hộ gia đình nhận được tiền kiều hối từ nước ngoài, khi so sánh với các hộ gia đình không nhận được kiều hối, sẽ ưu tiên chi tiêu nhiều hơn từ thu nhập tăng thêm vào nhà cửa và đầu tư. Ngược lại, họ chi tiêu ít hơn từ thu nhập tăng thêm vào thực phẩm, hàng tiêu dùng lâu bền, giáo dục và y tế.

Tuy nhiên kiều bào cho biết họ gặp phải nhiều khó khăn khi đầu tư trong nước, nhất là thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút đầu tư hay thay đổi, không rõ ràng cũng gây khó khăn cho kiều bào có ý định làm kinh tế. 

Dự báo về tình hình sắp tới, một số tổ chức phân tích kinh tế cho biết đến năm 2017, dòng tiền kiều hối sẽ bắt đầu giảm. Lý do chính dẫn tới tình trạng kiều hối sẽ giảm từ năm 2017 vì giá cả bất động sản Việt Nam đã khá cao, cơn sốt vàng đã hết, lãi suất căn bản của FED sắp tăng trở lại, tiền lãi suất tại Việt Nam không tăng và đặc biệt môi trường kinh doanh tại Việt Nam không cải thiện, hơn nữa cuộc sống vật chất của những hộ gia đình nhận tiền kiều hối đã sung túc hơn trước, thậm chí không ít hộ gia đình còn cao hơn cả người gửi tiền về nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét